Tin vắn ngày 14/08/2020

Giá dầu tăng và đang hướng đến tuần tăng thứ hai trong bối cảnh ngày càng tin tưởng rằng nhu cầu nhiên liệu đang bắt đầu phục hồi bất chấp đại dịch coronavirus đã ảnh hưởng đến các nền kinh tế trên toàn thế giới.

Dầu thô Brent tăng 14 cent, tương đương 0,3%, ở mức 45,1 USD/thùng, hướng tới mức tăng khoảng 1,6% trong tuần này.

West Texas Intermediate cũng tăng 12 xu, tương đương 0,3%, lên 42,36 USD/thùng. Chuẩn dầu của Mỹ đang hướng tới mức tăng gần 3% trong tuần này.

Robert Yawger, giám đốc hợp đồng năng lượng tương lai tại Mizuho Securities, cho biết: “Tình hình đã được cải thiện một số, nhưng động lực thị trường vẫn kém hơn so với mức xuất sắc”.

Giá đã được củng cố trong tuần này nhờ dữ liệu của chính phủ Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô, xăng và sản phẩm chưng cất đều giảm trong tuần trước do các nhà máy lọc dầu tăng sản xuất và nhu cầu đối với các sản phẩm dầu được cải thiện.

Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã hạ dự báo nhu cầu dầu cho năm nay và cho biết việc di chuyển bằng đường hàng không giảm do đại dịch COVID-19 làm cắt giảm tiêu thụ dầu toàn cầu trong năm nay xuống 8,1 triệu thùng/ngày.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đầu tuần này cho biết nhu cầu dầu thế giới có khả năng giảm 9,06 triệu thùng/ngày trong năm nay, lớn hơn so với mức giảm 8,95 triệu thùng/ngày được dự báo cách đây ​​một tháng.

OPEC và các đồng minh trong đó có Nga, được gọi chung là OPEC +, đã cắt giảm sản lượng kể từ tháng 5 khoảng 10% nhu cầu toàn cầu để giải quyết hậu quả từ cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu.

Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết ông không mong đợi các quyết định nhanh chóng về việc cắt giảm sản lượng khi ủy ban giám sát nhóm OPEC + họp vào tuần tới, các hãng tin Nga đưa tin hôm thứ Năm.

Bản tin dầu thô sáng ngày 14/8/2020

Giá dầu futures chốt giảm hôm thứ Năm, chịu áp lực sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA đưa ra mức cắt giảm sâu hơn trong dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu năm 2020 và trong khi tin tức về tiến bộ ngoại giao giữa hai quốc gia Ả Rập đã giảm bớt rủi ro đối với nguồn cung từ khu vực.

Tuy nhiên, nguồn cung dầu thô của Mỹ giảm trong tuần thứ ba và các dấu hiệu về sự gia tăng tiêu thụ gần đây đã giúp hạn chế thiệt hại về giá.

IEA, trong báo cáo thị trường dầu hàng tháng được công bố hôm thứ Năm, đã làm trầm trọng thêm dự báo về sự suy giảm nhu cầu toàn cầu năm 2020. Cơ quan này dự kiến nhu cầu toàn cầu sẽ giảm 8,1 triệu thùng/ngày trong năm, nhiều hơn 140.000 thùng so với báo cáo tháng trước. Dự báo nhu cầu dầu năm 2020 hiện là 91,9 triệu thùng/ngày.

Nhưng các nhà phân tích cho biết báo cáo có thể chỉ có tác động thoáng qua, với giá được củng cố bởi sự sụt giảm liên tục trong kho dự trữ dầu thô của Mỹ do Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA báo cáo hôm thứ Tư. EIA đã báo cáo sự sụt giảm 4,5 triệu thùng trong kho dự trữ dầu thô của tuần trước, đánh dấu lần giảm thứ ba liên tiếp trong tuần.

Phil Flynn, nhà phân tích thị trường tại The Price Futures Group, cho biết dữ liệu nhấn mạnh các tín hiệu cải thiện nhu cầu nội địa và khả năng thắt chặt nguồn cung trên toàn cầu, lưu ý rằng báo cáo của IEA cho biết nhu cầu toàn cầu đã vượt quá cung trong tháng 6, ngụ ý rằng dự trữ toàn cầu sẽ giảm trong phần còn lại của năm.

Ông Flynn nói trong một bản báo cáo hàng ngày: “Vì vậy, nếu không có bất kỳ sự thụt lùi lớn nào do đóng cửa vì đợt lây nhiễm thứ hai [COVID-19] hoặc một cuộc suy thoái trên thị trường chứng khoán lớn, thì triển vọng giá dầu tăng vào cuối năm là rất có thể xảy ra”.

Tuy nhiên, báo cáo của IEA cũng cho biết “sự không chắc chắn liên tục xung quanh nhu cầu do Covid-19 gây ra và khả năng sản lượng cao hơn có nghĩa là việc tái cân bằng thị trường dầu vẫn còn rất mong manh.”

Giá dầu thô West Texas Intermediate giao tháng 9 CLU20 trên New York Mercantile Exchange sụt giảm 43 cent, tương đương 1%, xuống 42,24 USD/thùng sau khi trải qua một phần của phiên giao dịch giữa tăng và lỗ nhỏ. Chuẩn toàn cầu, dầu thô Brent tháng 10 BRNV20, giảm 47 cent, tương đương 1%, ở mức 44,96 USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe.

Cailin Birch, nhà kinh tế học toàn cầu tại The Economist Intelligence Unit, cho biết “sự phục hồi ban đầu trong tiêu thụ dầu được thấy vào tháng 6 và ở mức độ thấp hơn, trong tháng 7, có khả năng sẽ đi nagng trong tháng 8,” vì không có khả năng nhu cầu phục hồi bền vững trong du lịch và nhiên liệu máy bay cho đến khi có vaccine, rất có thể là vào cuối năm 2021.

“Trong khi đó, nhu cầu đối với các nguồn nhiên liệu khác sẽ dao động theo con số các ca nhiễm coronavirus; khi các con số này tăng lên… điều này sẽ làm giảm nhu cầu về xăng và các sản phẩm năng lượng khác, và hoạt động kinh tế giảm sút,” bà nói trong một bình luận qua email. “Nhìn chung, mối đe dọa coronavirus sẽ tiếp tục hạn chế nhu cầu năng lượng và giá cả, và nó có khả năng sẽ không biến mất cho đến năm 2021.”

Báo cáo từ IEA được đưa ra một ngày sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC cho biết họ dự kiến tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ giảm 9,1 triệu thùng/ngày, kéo dài mức giảm thêm 100.000 thùng/ngày so với dự báo hồi tháng 7. OPEC dự kiến nhu cầu dầu năm 2020 là 90,6 triệu thùng mỗi ngày.

Trong khi đó, tin tức về một thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa UAE và Israel đã “loại bỏ một chút rủi ro địa chính trị ra khỏi dầu”, Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, cho biết trong một bản cập nhật thị trường.

Tổng thống Donald Trump đã công bố thỏa thuận giữa hai quốc gia Arab hôm thứ Năm, như là một phần của thỏa thuận nhằm ngăn chặn việc sáp nhập vùng đất bị chiếm đóng mà người Palestine đang tìm kiếm cho nhà nước tương lai của họ, theo AP.

Ông Moya nói: “Đây sẽ là quan hệ ngoại giao đầu tiên của Israel với một quốc gia Arab vùng Vịnh và có thể sẽ hạn chế ảnh hưởng trong khu vực của Iran.”

Nguồn: xangdau.net

Gọi điện thoại
02512201166
Chat Zalo